Levothyroxine
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Levothyroxine (Levothyroxin)
Loại thuốc
Hormon tuyến giáp
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén (levothyroxine natri): 25, 50, 75, 88, 100, 112, 125, 137, 150, 175, 200, 300 microgam.
Lọ bột khô để pha tiêm (levothyroxine natri): 200 microgam, 500 microgam.
Dung dịch uống: 5 microgam/giọt, chai 15 ml.
Dược động học:
Hấp thu
Levothyroxine, sau khi uống được hấp thu ở dạ dày - ruột, đạt đỉnh trong máu sau khoảng 2 - 4 giờ. Hấp thu dao động từ 40% đến 80%, đói làm tăng hấp thu.
Tuổi già, một số thức ăn (ví dụ đậu nành và một số thuốc hoặc hóa chất) làm giảm hấp thu levothyroxinee.
Phân bố
Trên 99% lượng levothyroxine được liên kết với protein huyết tương; khoảng 3/4 liên kết với globulin (thyroxin-binding globulin-TBG), lượng còn lại liên kết với tiền albumin và albumin liên kết thyroxin.
Chuyển hóa
Levothyroxine được chuyển hóa ở gan và thận thành triiodothyroxin (liothyronin; T3) và dạng T3 bất hoạt (reverse T3; chiếm 40%). Sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của levothyroxine sau các quá trình khử hóa nhóm amin và nhóm carboxyl là acid tetraiodothyroacetic; liên hợp với acid glucuronic và sulfuric trong gan.
Thải trừ
Nửa đời huyết tương của levothyroxine ở người có chức năng tuyến giáp bình thường khoảng 6 - 7 ngày; tăng lên ở người thiểu năng giáp (hypothyroidism), khoảng 9 - 10 ngày; giảm đi ở người cường giáp (hyperthyroidism), khoảng 3 - 4 ngày.
Dược lực học:
Levothyroxine là hormon chủ yếu của tuyến giáp, được sử dụng trong điều trị là chế phẩm tổng hợp, đồng phân tả truyền (L-thyroxin), dưới dạng muối natri.
Tác dụng dược lý chính của hormon giáp là tăng tốc độ chuyển hóa của các mô cơ thể, giúp điều hòa phát triển và biệt hóa tế bào. Nếu thiếu hormon này ở trẻ em, sẽ chậm lớn và chậm trưởng thành hệ xương và nhiều bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt chậm cốt hóa các đầu xương, chậm tăng trưởng và phát triển bộ não.
Các tác dụng dược lý này biểu hiện ở mức tế bào qua trung gian, chủ yếu qua triiodothyronin. Levothyroxinee được khử ion trong các mô ngoại vi để tạo thành triiodothyronine được cho là dạng mô hoạt động của hormone tuyến giáp.
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Paliperidone
Loại thuốc
Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai (không điển hình).
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén phóng thích kéo dài: 1,5 mg; 3 mg; 6 mg; 9 mg; 12 mg.
Hỗn dịch phóng thích kéo dài dùng để tiêm bắp (dạng paliperidone palmitate): 25 mg/0,25 mL; 50 mg/0,5 mL; 75 mg/0,75 mL; 100 mg/1 mL; 150 mg/1,5 mL; 700 mg/3,5 mL; 1000 mg/5 mL; 39 mg/0,25mL; 78 mg/0.5mL; 117 mg/0,75mL; 156 mg/1mL; 234 mg/1,5 mL; 410 mg/1,315 mL (1,315 mL); 273 mg/0,875 mL (0,875 mL); 546 mg/1,75 mL (1,75 mL); 819 mg/2,625 mL (2,625 mL).
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Papain.
Loại thuốc
Enzyme phân giải protein.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 30 mg, 35mg.
Biguanide là thuốc gì?
Biguanide là nhóm thuốc dùng để điều trị đái tháo đường tuýp 2 hoạt động thông qua việc giảm sản xuất glucose ở gan, giảm đề kháng insulin và giảm lượng đường hấp thu qua ruột.
Nhóm biguanide bao gồm metformin, buformin và phenformin. Buformin và phenformin hiện không còn được sử dụng vì làm tăng nguy cơ toan chuyển hóa do acid lactic. Hiện tại, metformin là biguanide duy nhất có mặt trên thị trường.
Metformin là thuốc chọn lựa đầu tay cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 (nghĩa là thuốc được sử dụng đầu tiên trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi không thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục). Thuốc có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường khác.
Điều chế sản xuất Biguanide
Hiện tại trên thị trường, metformin được điều chế và lưu hành dưới các dạng:
-
Viên nén giải phóng tức thì.
-
Viên nén phóng thích kéo dài.
-
Gói bột uống.
-
Dung dịch uống.
Cơ chế hoạt động
Metformin kích hoạt protein kinase được hoạt hóa bởi AMP (AMP- activated protein kinase AMPK), liên quan đến kích thích hấp thu glucose ở cơ xương và làm giảm quá trình tân tạo glucose ở gan.
Ngoài ra, metformin còn kích thích tiết GLP-1 và giúp tăng tiêu thụ glucose tại ruột.

Sản phẩm liên quan








